Áp suất là đơn vị đo lường phổ biến trong nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp, y tế cho đến đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, đến nay nhiều người vẫn chưa hiểu rõ đơn vị đo áp suất là gì, vì sao nó lại có nhiều loại đơn vị khác nhau như vậy? Bài viết này Van Hơi Nóng sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về vấn đề này?
Đơn vị đo áp suất là gì?
Áp suất hiểu một cách đơn giản là đại lượng vật lý thể hiện lực tác động của vật lên một diện tích bề mặt. Nó có thể xuất hiện ở nhiều dạng chẳng hạn như áp suất khí quyển, áp suất thủy tĩnh hay áp suất trong các thiết bị công nghiệp. Theo nguyên lý, áp suất sẽ lớn khi diện tích tiếp xúc bề mặt nhỏ và ngược lại.

Hiện nay, áp suất có rất nhiều đơn vị đo khác nhau tùy vào từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Sở dĩ có sự đa dạng này là bởi các cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã tác động lên nó. Nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, các nước lớn đã tự tạo ra các đơn vị đo áp suất khác nhau. Chẳng hạn như tại Mỹ, đơn vị đo áp suất thường dùng là Psi, Ksi. Trong khi đó tại Châu Âu, người ta lại dùng Bar, Mbar,… hoặc khu vực Châu Á, Pa, Mpa, Kpa lại là đơn vị đo phổ biến.
Top 6 đơn vị đo áp suất phổ biến hiện nay
Để giúp bạn hiểu rõ hơn đơn vị đo áp suất là gì, dưới đây Van Hơi Nóng sẽ giới thiệu chi tiết về 6 đơn vị thường gặp hiện nay.
Đơn vị đo áp suất Pa (Pascal)
Pa là đơn vị đo áp suất nằm trong hệ thống đo lường quốc tế (SI). Đây cũng là tên của nhà toán học, vật lý học nổi tiếng người Pháp.
Theo quy định, 1 Pascal bằng 1 Newton tác động lên diện tích 1 mét vuông (1Pa = 1N/nm2). Người ta nghiên cứu thấy áp suất 1 Pa rất nhỏ, chỉ tương tương áp lực của 1 đồng xu đặt trên bàn.
Và hiện nay, đơn vị Pa được ứng dụng rộng rãi để đo lường áp suất trong xây dựng hoặc công nghiệp sản xuất thép, điện, chất thải,…
Đơn vị đo áp suất Kpa (Kilopascal)

Kpa là đơn vị được quy đổi từ Pa, giúp loại bỏ những số 0 để thuận lợi cho quá trình ghi chép. Cách quy đổi giữa hai đơn vị này được tính như sau: 1 Kpa= 1.000 Pa.
Kpa cũng được ứng dụng rộng rãi như Pa. Tuy nhiên, với đặc điểm không cần viết quá nhiều số 0 trong quá trình đo lường nên đơn vị này thường được ứng dụng trong lĩnh vực đo lường áp suất chất lỏng, chất khí.
Đơn vị đo lường áp suất Mpa (Megapascal)
Mpa cũng là đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế SI, được quy đổi từ Pa và Kpa để giúp loại bỏ bớt số 0. Cách quy đổi này được tính như sau: 1 Mpa = 1.000 Kpa = 1.000.000 Pa.
Một số ngành công nghiệp sản xuất thường dùng Mpa là đơn vị đo áp suất chẳng hạn như đồng hồ đo máy nén khí, áp suất lò hơi, áp suất thủy lực,… Thông thường thì tại các quốc gia Châu Á, người ta hay dùng hệ thống đo này thay vì Psi, Kpsi, Bar,…
Đơn vị đo áp suất Bar

Tìm hiểu đơn vị đo áp suất là gì, bạn không thể bỏ qua đơn vị Bar. Đây là loại đơn vị được sử dụng phổ biến tại Châu Âu mặc dù không nằm trong danh sách hệ thống đo lường quốc tế mà được nhà khí tượng học người Na Uy tìm ra.
1 Bar = 100.000 Pa. Đây là công thức để quy đổi về hệ thống đo lường quốc tế.
Bar và các đơn vị quy đổi lớn nhỏ như Mbar, Kbar được sử dụng phổ biến tại các quốc gia Châu Âu, nhất là Anh, Đức, Pháp để xác định áp suất chân không hoặc khí nén.
Đơn vị đo áp suất Psi

Psi là đơn vị đo áp suất được dùng phổ biến ở Bắc Mỹ, chủ yếu là Mỹ. Để quy đổi Psi ra các đơn vị đo áp suất thông dụng ta có thể áp dụng công thức sau: 1 Psi = 6895 Pa hoặc 1 Psi = 0.0689 Bar
Đơn bị này thường được ứng dụng đo áp suất khí nén hoặc áp suất thủy lực. Không chỉ thế, Psi còn được sử dụng như thước đo độ bền của lực kéo. Nó được định nghĩa là khả năng chống chịu lực kéo và cường độ mô đun đàn hồi.
Đơn vị đo áp suất kg/cm2
Kg/cm² (kilogram trên centimet vuông) là đơn vị đo áp suất quen thuộc tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Đơn vị này thể hiện lực (tính bằng kilogram) tác động lên mỗi 1 cm² diện tích. Mặc dù không thuộc hệ đo lường quốc tế (SI), nhưng kg/cm² vẫn được sử dụng rộng rãi nhờ tính trực quan, dễ hiểu và phù hợp với thực tiễn công nghiệp.
Một số quy đổi phổ biến:
- 1 kg/cm² = 98,066.5 Pascal (Pa)
- 1 kg/cm² ≈ 0.9807 Bar
- 1 kg/cm² ≈ 14.223 Psi
Đơn vị kg/cm² thường được dùng trong các hệ thống khí nén, thủy lực, nồi hơi, bình tích áp, cũng như nhiều thiết bị đo lường trong công nghiệp sản xuất. Với độ phổ biến cao và dễ áp dụng trong thực tế, đây vẫn là một trong những đơn vị đo áp suất được kỹ sư và kỹ thuật viên ưu tiên lựa chọn.
Bảng quy đổi đơn vị đo áp suất
Vì mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ lại dùng các đơn vị đo áp suất khác nhau nên việc quy đổi thống nhất các đơn vị này là điều cần thiết để dễ dàng hơn cho việc sử dụng. Dưới đây là bảng quy đổi đơn vị đo áp suất mà bạn có thể sử dụng.

Các thiết bị đo công nghiệp sử dụng đơn vị áp suất nào?
Tùy thuộc quy định tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà thiết bị đo được sản xuất đo lường theo các đơn vị khác nhau. Cụ thể:
- Đồng hồ đo áp suất Wika đo lường áp suất theo đơn vị bar. Bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua ký hiệu “bar” trên mặt đồng hồ.
- Đồng hồ áp suất Wise đo lường áp suất chủ yếu theo đơn vị MPa và cũng được ký hiệu trên mặt đồng hồ để bạn dễ dàng nhận diện.
Ngoài ra đơn vị Psi cũng được sử dụng phổ biến ở một vài loại đồng hồ đo áp suất. Các thông số này giúp bạn kiểm tra được mức áp suất của các hệ thống trong quá trình vận hành, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Bạn cũng có thể sử dụng các loại van điều chỉnh áp suất để điều chỉnh và duy trì áp suất ở mức cài đặt theo yêu cầu của hệ thống.
Trên đây Van Hơi Nóng đã chia sẻ toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu đơn vị đo áp suất là gì. Việc nắm rõ khái niệm và các đơn vị đo phổ biến sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tính toán, lựa chọn thiết bị phù hợp với hệ thống của mình. Nếu còn khó khăn trong việc lựa chọn thiết bị phù hợp với hệ thống hơi nóng của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Ngày cập nhật: 10:13 - 25/07/2025