Lò hơi là thiết bị không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất. Tuy nhiên để vận hành nó bạn cần phải có kiến thức, kỹ năng để giúp đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn. Bài viết dưới đây Van Hơi Nóng sẽ giới thiệu chi tiết quy trình vận hành lò hơi, cũng như cách duy trì, bảo dưỡng để lò hoạt động tốt nhất.
Kiểm tra hệ thống lò hơi trước khi vận hành
Trước khi vận hành lò hơi, cần phải kiểm tra tình trạng các bộ phận sau. Đảm bảo không trong tình trạng quá tải hoặc bị hỏng hóc.
- Kiểm tra các loại van, hệ thống xử lý nước, cấp nước, đường ống phải được lắp đặt đúng quy phạm và bản thiết kế. Các van đã đóng kín và quá trình mở dễ dàng.
- Kiểm tra các thiết bị đo lường, an toàn có đạt tiêu chuẩn không. Cụ thể:
- Áp kế phải có vạch chỉ đỏ chỉ áp suất làm việc tối đa.
- Ống thủy sáng phải có vạch chỉ mức nước trung gian. Mức nước cao nhất và thấp nhất phải cách mức trung bình 50nm
- Van an toàn được chỉnh áp suất hoạt động theo quy phạm: Van làm việc chỉnh mức Plv+ 0,2KG/cm2, van kiểm tra chỉnh mức Plv+ 0,3KG/cm2.
- Ngoài ra cần phải xem xét toàn bộ nồi hơi, nguồn nước cấp, nhiên liệu đốt lò và các dụng cụ vận hành đã đủ và đảm bảo yêu cầu
Khởi động lò hơi
- Đóng van xả, van hơi, van an toàn. Mở van xả khí, van cấp nước, van lưu thông ống thủy và 3 ngả của áp kế
- Đóng điện trong tủ đèn nguồn báo hiệu. Bật bơm cho vào vào đến vạch thấp nhất của ống thủy. Sau đó kiểm tra độ kín của van và mặt bích.
- Đóng van cấp nước, mở van bơm nước vào bịch cấp nước trung gian, khi đầy thì đóng lại.
- Kiểm tra mức nước trong bể nước mềm, đảm bảo không bị cạn
- Đưa nhiên liệu vào buồng đốt tùy theo từng loại lò. Với lò đốt củi: rải lớp củi khô chẻ nhỏ bên dưới, củi to bên trên. Với đốt than: Rải lớp than mỏng xung quanh buồng đốt, ở giữa là củi.
Nhóm lò
- Dùng giẻ tẩm dầu mồi lửa, đưa vào buồng đốt.
- Khi củi cháy toàn diện và trên mặt ghi đã phủ một lớp than lóng thì cho tiếp lớp than mỏng lên sau đó đóng cửa lò, cửa gió. Thời gian nhóm lò kéo dài tầm 30-40 phút.
- Khi lò xuất hiện hơi nước, đóng các van lại để tăng sức cháy.
- Khi áp suất hơi từ 1-1.5kg/cm2, tiến hành thông rửa ống thủy và áp kế
- Nếu áp suất đạt 2kg/cm cần tiến hành vặn chặt đai ốc của lò
- Khi áp suất lò đạt mức tối đa, mở van hơi, van nước nối giữa lò và bình cấp trung gian để kiểm tra nước cho lò.
- Công việc của giai đoạn nhóm lò kết thúc khi đưa áp suất lò lên áp suất giới hạn và kiểm tra các bộ phận bên trong.
>>> Và trong quá trình nhóm lò các bạn cần chú ý thêm về van xả đáy lò hơi DN20, van xả đáy DN25, van xả đáy DN32, van xả đáy nồi hơi DN40 hay van xả đáy lò hơi DN50 luôn hoạt động ổn định để đảm bảo các cặn bẩn được đưa ra khỏi lò kịp thời.
Trông nom lò hơi
- Tùy vào công suất của lò mà cần điều chỉnh gió phun trấu, lượng trấu cấp sao cho hợp lý.
- Đảm bảo buồng bốt không bị dương bằng cách mở quạt hút điều chỉnh, giữ áp suất, nhiệt độ theo mức tiêu chuẩn. Tuyệt đối không để hiện tượng quá áp xảy ra vì điều này rất nguy hiểm.
- Duy trì đốt với áp suất buồng đốt âm. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mới ép dương lò.
- Thường xuyên kiểm tra ống thủy sáng lắp trên thân nồi, giữ mức nước 1/2 ống thủy.
- Thông rửa đầu và thân ông thủy và đầu ca và giữa ca làm
Ngưng lò hơi
Trong quá trình vận hành lò hơi, có hai trường hợp phải ngừng lò là ngừng lò trong điều kiện vận hành bình thường không có sự cố và ngưng lò hơi khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.
Ngưng lò hơi bình thường
- Giảm nhiên liệu đốt và khí cấp từ từ
- Giảm lượng nước cấp vào
- Đóng hẳn van cấp hơi và xả hơi ra ngoài bằng cách mở van khả khí hoặc kênh van an toàn để giảm dần áp suất trong lò
- Khi lò nguội, áp suất xuống 0kg/cm2 thì đóng cửa điều tiết khói, kênh van an toàn để đẩy hết khí thừa ra ngoài
- 10h sau khi mở hết cửa điều tiết khói, xả bẩn trong lò lần 2. Sau đó cấp nước để nâng mức nước trong lò lên vạch cao nhất của ông thủy. Khi áp suất trong lò về 0 và nhiệt độ nước dưới 70 C thì từ từ tháo nước
- Thời gian dừng lò từ khi ngừng cấp nhiên liệu đến khi tháo nước không quá 12h
Ngưng lò hơi khẩn cấp
Quá trình vận hành lò hơi sẽ phải dừng lò khẩn cấp khi có các sự cố sau:
- Cạn nước cấp nghiêm trọng
- Lò hơi đầy nước vượt mức cho phép
- Vỡ ống sinh hơi, ống thủy hoặc bộ quá nhiệt
- Vách lò bị nứt
- Đuôi lò cháy
- Ống thủy tắc không nhìn thấy nước trong lò
- Các thiết bị đo lường, an toàn bị hỏng
Khi sự cố khi vận hành lò hơi xảy ra, người vận hành sẽ phải tiến hành các bước ngừng lò khẩn cấp dưới đây.
- Bấm chuông báo động
- Ngưng cấp nhiên liệu và tắt quạt gió
- Đóng van cấp hơi chính. Nếu không phải sự cố cạn nước nghiêm trọng thì mở van xả khí cho hơi thoát ra
Vệ sinh và bảo dưỡng lò
Để quá trình vận hành lò hơi đạt hiệu quả thì sau sử dụng cần phải tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng cho lò. Cụ thể:
- Vệ sinh cáu bẩn bên trong lò hơi được thực hiện định kỳ 3-6 tháng/ lần. Có thể thực hiện bằng phương pháp hóa chất, kết hợp thủ công cơ khí. Hóa chất sử dụng để vệ sinh cáu cặn cho lò hơi thường là NaOH 2%.
- Về chế độ bảo dưỡng, nếu lò ngưng vận hành 1 tháng trở lên thì bảo dưỡng khô. Ngược lại nếu thời gian dừng hoạt động dưới 1 tháng thì bảo dưỡng ướt.
Việc vệ sinh để xử lý cáu cặn lò hơi không chỉ đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành mà còn giúp đạt hiệu suất tối ưu nhất khi làm việc.
Cách tối ưu hóa chi phí, năng lượng trong vận hành lò hơi
Một số cách giúp tối ưu hóa chi phí và năng lượng trong vận hành lò hơi bao gồm:
- Sử dụng hệ thống tự động hóa: Hệ thống điều khiển tự động giúp giám sát và điều chỉnh hiệu quả hơn. Hạn chế sự cố đáng tiếc xảy ra
- Cải thiện cách nhiệt: Đảm bảo cách nhiệt tốt để giảm thất thoát và tối ưu hóa hiệu suất.
- Lập kế hoạch bảo trì thường xuyên: Định kỳ bảo trì giúp giảm chi phí sửa chữa lớn và tránh tình trạng hư hỏng bất ngờ.
Vận hành lò hơi an toàn và hiệu quả đòi hỏi sự tuân thủ quy trình và có kiến thức chuyên môn. Hãy luôn chú trọng kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để duy trì hiệu suất và tuổi thọ thiết bị. Sử dụng đúng cách, lò hơi sẽ trở thành trợ thủ đắc lực trong sản xuất của bạn.