Ưu điểm nổi bật của van giảm áp chữa cháy và lưu ý khi dùng

Rate this post

Trong các hệ thống PCCC, van giảm áp chữa cháy là một trong những thiết bị quan trọng giúp đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả và an toàn. Thông thường, thiết bị này được lắp đặt trên các đường ống chính hoặc đường ống nhánh để kiểm soát áp lực dòng chảy. Bài viết dưới đây Vanhoinongvn sẽ giới thiệu cụ thể về các đặc điểm, ưu điểm nổi bật cùng những lưu ý khi sử dung van, hãy theo dõi nhé.

Tìm hiểu van giảm áp chữa cháy

Van giảm áp chữa cháy là dòng sản phẩm được sản xuất chuyên dụng cho các hệ thống phòng cháy chữa cháy. Chức năng chính của thiết bị là giúp điều chỉnh và duy trì áp suất nước ổn định để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa cháy.

Giới thiệu van giảm áp chữa cháy
Giới thiệu van giảm áp chữa cháy

Về cấu tạo, van giảm áp chữa cháy chủ yếu là dạng van giảm áp gián tiếp gồm có van chính và van phụ nên cấu tạo phức tạp, yêu cầu không gian lắp đặt và kỹ thuật chuyên môn cao. Đặc điểm nhận diện là bên ngoài thân van được sơn phủ một lớp Epoxy màu đỏ đặc trưng của các thiết bị chữa cháy giúp người dùng dễ dàng phân biệt.

Cấu tạo van giảm áp chữa cháy

Như đã giới thiệu ở trên, van giảm áp chữa cháy chủ yếu được sản xuất dạng van gián tiếp nên dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cấu tạo của dạng gián tiếp:

Các bộ phận cấu tạo van giảm áp chữa cháy
Các bộ phận cấu tạo van giảm áp chữa cháy
  • Thân van: Thường được chế tạo từ gang có độ bền bỉ cao, chống ăn mòn tốt, bên ngoài thân được sơn phủ một lớp Epoxy màu đỏ giúp chống bám bụi, tăng khả năng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và nhận diện dễ dàng với các loại van gián tiếp khác. Thân van được thiết kế hai đầu nối bích theo tiêu chuẩn.
  • Nắp van: Chất liệu giống thân van, được thiết kế ở phần trên cùng của van và được gắn với thân van bằng các bulong, đai ốc. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là bảo vệ các chi tiết bên trong và tạo điều kiện vệ sinh các bộ phận một cách dễ dàng.
  • Trục van: Thường được làm từ thép chống oxy hóa tốt, 1 đầu được gắn liền với đĩa van.
  • Đĩa van: Có dạng hình tròn, chất liệu inox hoặc thép chống ăn mòn và bọc cao su EPDM bên ngoài. Bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với lưu chất và có nhiệm vụ đóng/mở để điều tiết dòng chảy.
  • Hệ thống ống dẫn: Chất liệu phổ biến đồng thau, chức năng dẫn lưu chất ra ngoài khi van xả áp suất.
  • Đồng hồ đo áp: Gồm 2 cái được lắp 2 bên đường ống dẫn với nhiệm vụ đo áp suất đầu vào và đầu ra để người dùng dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh.
  • Pilot: Là hệ thống van phụ, có thể điều chỉnh được áp suất đầu ra bằng cách vặn vít điều chỉnh trên đầu van.

Nguyên lý hoạt động

Van giảm áp chữa cháy vận hành đơn giản, hoàn toàn tự động và dựa trên sự thay đổi áp suất 2 đầu. Cụ thể ở trạng thái bình thường van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa van sẽ được điều chỉnh bằng vít. Khi cần tăng áp suất đầu ra chỉ cần vặn vít theo chiều kim đồng hồ. Lúc này sẽ tạo ra lực momen xoắn tác động lên lò xo làm cho độ nén lò xo tăng và van pilot được mở rộng. Kết quả lưu lượng qua van chính tăng và tăng áp suất.

Khi cần giảm áp suất đầu ra, vặn vít theo chiều ngược lại để giảm độ nén của lò xo và làm thu hẹp độ mở của đĩa van.

Tham khảo thêm các dòng van giảm áp hơi nóng có cấu tạo và vận hành đơn giản hơn

Ưu điểm nổi bật của van giảm áp chữa cháy

Các ưu điểm nổi bật của van giảm áp chữa cháy
Các ưu điểm nổi bật của van giảm áp chữa cháy
  • Kích cỡ, chất liệu chế tạo đa dạng, đáp ứng tốt mọi vị trí, hệ thống lưu chất có nhu cầu sử dụng.
  • Giúp kiểm soát áp suất nước đầu ra, tránh tình trạng áp suất quá cao gây hư hỏng hệ thống hoặc làm giảm hiệu quả chữa cháy. Nhờ đó, đảm bảo phù hợp với các thiết bị chữa cháy như vòi phun, đầu phun sprinkler.
  • Bảo vệ hệ thống PCCC, hạn chế rủi ro vỡ ống, rò rỉ do áp lực nước quá lớn. 
  • Van hoạt động theo cơ chế tự động, không cần điều chỉnh thủ công thường xuyên.
  • Độ chính xác cao và ổn định giúp hệ thống luôn trong trạng thái sẵn sàng.
  • Dễ dàng lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng khi cần thiết.
  • Sử dụng trong nhiều hệ thống chữa cháy như tòa nhà cao tầng, nhà máy, kho bãi, khu công nghiệp…

Lưu ý quan trọng khi sử dụng van giảm áp chữa cháy

Với mục đích phục vụ tốt công tác phòng cháy chữa cháy, cần lưu ý những vấn đề dưới đây trong quá trình lắp đặt và sử dụng van giảm áp chữa cháy:

Những lưu ý khi lắp đặt & sử dụng van giảm áp chữa cháy
Những lưu ý khi lắp đặt & sử dụng van giảm áp chữa cháy
  • Chọn van có dải áp suất phù hợp với hệ thống PCCC để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
  • Lắp đặt van đúng chiều theo hướng dòng chảy được ký hiệu trên thân van.
  • Đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa van và các thiết bị khác để thuận tiện kiểm tra và bảo trì.
  • Thường xuyên kiểm tra áp suất, tình trạng vận hành để đảm bảo không bị rò rỉ hoặc kẹt cứng.
  • Đường ống cấp nước phải ổn định và đủ áp lực để van có thể giảm áp hiệu quả, tránh hiện tượng sụt áp ảnh hưởng đến khả năng chữa cháy.
  • Nếu phát hiện bất thường như rò rỉ nước, áp suất không ổn định, cần sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

Van giảm áp chữa cháy lắp đứng hay ngang?

Van giảm áp chữa cháy thường được lắp theo phương ngang. Việc lắp đặt theo phương ngang giúp van hoạt động ổn định hơn và dễ dàng kiểm tra, bảo trì khi cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nếu hệ thống yêu cầu, van cũng có thể được lắp đứng, nhưng điều này cần tuân thủ các hướng dẫn cụ thể từ nhà sản xuất và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.

Lắp đặt đúng cách của van giảm áp sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống chữa cháy, tránh các sự cố không mong muốn khi sử dụng.

Tham khảo: Cách lắp đặt van giảm áp nước chính xác, đúng kỹ thuật

Nhìn chung, van an toàn chữa cháy đóng vai trò quan trọng trong hệ thống PCCC, giúp bảo vệ thiết bị, duy trì áp suất ổn định và đảm bảo hiệu quả chữa cháy tối ưu. Một hệ thống chữa cháy hiệu quả không chỉ bảo vệ tài sản mà quan trọng hơn, còn bảo vệ tính mạng con người. Chính vì thế hãy đầu tư vào van giảm áp chữa cháy chất lượng cao, kiểm tra định kỳ và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Ngày cập nhật: 16:10 - 08/04/2025

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *