Nổ lò hơi: Nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh

5/5 - (1 bình chọn)

Lò hơi là thiết bị phổ biến trong ngành công nghiệp cần đội ngũ chuyên môn vận hành. Nếu không tuân thủ quy tắc an toàn có thể gây ra sự cố nghiêm trọng như nổ lò. Vậy nguyên nhân gây nổ lò hơi là gì, làm thế nào để phòng tránh tình trạng này? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Nổ lò hơi là gì?

Nổ lò hơi là hiện tượng lò hơi không chịu nổi áp suất nội tại do quá nhiệt, quá áp hoặc các thiết bị hư hỏng. Gây vỡ lò, ảnh hưởng tính mạng của người vận hành cũng như tài sản xung quanh.

Hiện nay, nổ lò hơi vẫn là một vấn đề báo động trong ngành công nghiệp, đặc biệt là các nhà máy sản xuất có sử dụng thiết bị này. Vừa qua vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong, 5 người bị thương nặng như lời chuông cảnh báo về vấn đề an toàn trong quá trình vận hành thiết bị này.

Hiện tượng nổ lò hơi
Hiện tượng nổ lò hơi

4 Nguyên nhân nguyên nhân nổ lò hơi thường gặp

Thiếu nước

Nước trong lò hơi có vai trò rất quan trọng. Nó là lớp cách nhiệt, bảo vệ vách ngăn kim loại khỏi nhiệt độ cao. Khi nước giảm, các tấm kim loại tiếp xúc với nhiệt độ cao gây ra hiện tượng nóng chảy, biến dạng, cuối cùng là phát nổ. 

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước trong lò như:

  • Bơm cấp nước hoặc thiết bị kiểm soát mực nước bị hỏng. Dẫn đến việc truyền tín hiệu về hệ thống sai.
  • Lượng nước trong bể cấp thấp, dẫn đến không đủ nước để nạp vào lò.
  • Khi phát hiện ra hiện tượng cạn nước, nếu người vận hành không biết cách xử lý, bơm nước vào lò sẽ khiến áp suất tăng cao, gây ra cháy nổi.

Quá áp

Nguyên nhân gây nổ lò hơi tiếp theo là do quá áp. Khi áp suất trong lò vượt ngưỡng cho phép, có thể gây ra hiện tượng vỡ lò. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng quá áp như:

  • Van an toàn bị hỏng: Van an toàn có nhiệm vụ xả hơi khi áp suất cao hơn cài đặt. Khi van an toàn hỏng, áp suất trong lò hơi vượt ngưỡng chịu đựng của ống, vách kim loại và mối hàn. Ống có thể bị phình, nứt, nối hàn giãn, gây ra cháy nổ.
  • Tăng áp nhanh chóng: Nếu cường độ cháy tăng mạnh, không kiểm soát, hơi nước tạo ra tăng nhanh, sẽ dẫn đến việc tăng áp không kiểm soát.
  • Ngoài ra tình trạng quá áp còn có thể xảy ra do cấp quá nhiều nghiên liệu khiến lượng hơi sinh ra quá mức và gây nổ lò.

>>> Vì thế, nên ứng dụng dòng van an toàn hơi nóng để đảm bảo không xảy ra quá áp làm nổ lò hơi không mong muốn!

Quá nhiệt

Quá nhiệt là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cháy nổ lò hơi. Khi nhiệt độ trong lò vượt mức cho phép, áp suất sẽ tăng, gây ra hiện tượng cháy nổ. Một số nguyên nhân khiến cho lò hơi quá nhiệt phải kể đến như:

Nhiệt độ trong lò vượt mức cho phép gây nổ
Nhiệt độ trong lò vượt mức cho phép gây nổ
  • Lệch dòng khói cục bộ khiến cho một vài nhóm ống bị đốt quá mức, phát nổ.
  • Lớp cáu cặn lâu ngày không được xử lý bám vào bao hơi, thân lò làm giảm sự truyền nhiệt, dẫn đến quá nhiệt cục bộ tại vị trí đó.
  • Sốc nhiệt sau sự cố lò hơi cạn nước, một số ống sinh hơi quá nhiệt hoặc bị khô. Khi cấp nước vào, ống bị làm lạnh đột ngột, gây ra hư hỏng, thậm chí phát nổ.

Tính toán sai

Tính toán sai trong quá trình vận hành cũng là nguyên nhân gây nổ lò hơi. Các lỗi này có thể kể đến như:

  • Sai lầm trong thiết kế: Tính sai kích thước, công suất, khả năng chịu áp lực của lò, dẫn đến hiện tượng quá nhiệt, quá áp
  • Chọn nhiên liệu sai: Việc chọn nhiên liệu không phù hợp có thể tạo ra lượng nhiệt lớn hơn khả năng chịu đựng của lò, gây ra nguy cơ cháy nổ
  • Sai số trong quá trình tính toán: Nếu dữ liệu đầu vào áp suất, nhiệt độ, dung dịch không được đo lường chính xác cũng sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ khi vận hành.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng nổ lò hơi diễn ra

Để giảm nguy cơ nổ lò hơi, các biện pháp phòng tránh cần được thực hiện nghiêm túc. Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu:

Đảm bảo nguồn nước đầu vào

Nước sử dụng cho lò hơi phải được xử lý hóa chất, đi qua hệ thống làm mềm loại bỏ cáu cặn. Điều này sẽ giúp duy trì hiệu suất hoạt động của lò, giảm nguy cơ hỏng hóc.

Ngoài ra, để hệ thống lò hơi hoạt động hiệu quả doanh nghiệp cần phải đảm bảo cung cấp nước trong lò hơi đầy đủ.

Bảo trì bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng định kỳ để ngăn cháy nổ
Bảo dưỡng định kỳ để ngăn cháy nổ

Lò hơi cần được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động bình thường. Cảm biến và các thiết bị liên quan đến đo áp suất, nhiệt độ, mức nước, van an toàn cũng cần được kiểm tra thường xuyên. Kịp thời phát hiện hư hỏng, ngăn chặn sự cố xảy ra. Doanh nghiệp cũng cần định kỳ hàng tháo tháo các mặt bích, ống góp vệ sinh theo hướng dẫn đơn vị cung cấp. Tránh tình trạng cáu bẩn, tắc ống trao nhiệt.

Lắp hệ thống cảnh báo sớm

Hệ thống cảnh báo sớm giúp phát hiện dấu hiệu bất thường như quá nhiệt, thiếu nước, áp suất vượt mức cho phép. Khi nhận tín hiệu cảnh báo, người vận hành có thể kịp thời dừng hoạt động của lò hơi, kiểm tra, khắc phục sự cố.

Đào tạo người vận hành

Người vận hành đóng vai trò then chốt giúp cho hệ thống hoạt động hiệu quả, an toàn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo cho người lao động quy trình an toàn cũng như cách xử lý khi gặp sự cố.

Nổ lò hơi là một sự cố nguy hiểm có thể gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh ở trên, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố này. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *