Bài toán thông minh cho hệ thống xử lý nước cấp lò hơi

Rate this post

Đầu tư vào hệ thống xử lý nước cấp lò hơi là quyết định thông minh giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, kéo dài tuổi thọ cũng như đảm bảo an toàn cho thiết bị. Trong bài viết này, cùng Van Hơi Nóng tìm hiểu cấu tạo và quy trình hoạt động của hệ thống này để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nó.

Vì sao phải sử dụng hệ thống xử lý nước cấp lò hơi

Nước cấp lò hơi thường là nước máy của khu công nghiệp hoặc lấy từ sông, suối,… Nguồn nước này có chứa lượng lớn Ca2+, Mg2+ và các  tạp chất cặn bã. Khi đưa vào lò sẽ gây kết tủa, lắng đọng, làm giảm hiệu suất truyền nhiệt, tắc nghẽn lò hơi, thậm chí gây nổ. Nước chưa qua xử lý còn có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người. Vì vậy sử dụng hệ thống xử lý nước cấp lò hơi là điều vô cùng quan trọng.

Xử lý nước cấp lò hơi rất quan trọng
Xử lý nước cấp lò hơi rất quan trọng

Dưới đây là những lợi ích mà hệ thống này mang lại.

  • Làm mềm nước: Nước cấp sau khi đi vào hệ thống sẽ được loại bỏ muối khoáng và các tạp chất, giúp làm mềm nước, ngăn ngừa tình trạng hình thành cặn bám.
  • Tăng hiệu suất hoạt động của lò hơi: Nước cấp không chứa cặn bẩn sẽ giúp lò hoạt động tốt, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí vận hành cũng như bảo trì, bảo dưỡng.
  • Tăng tuổi thọ cho lò: Việc làm sạch nước cấp đầu vào sẽ giúp tránh được tình trạng ăn mòn, đóng cặn. Lò hoạt động tốt và bền bỉ hơn.
  • Giảm thiểu sự cố: Nước cấp lò hơi sau khi làm sạch còn giúp giảm thiểu nguy cơ nổ lò, rò rỉ nước. Đảm bảo an toàn cho người vận hành cũng như hệ thống.

Và để tăng hiệu suất hoạt động cho hệ thống xử lý nước cấp, các bạn có thể sử dụng thêm van an toàn hơi, van cầu hơi Ravis,… để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra nhanh chóng!

Cấu tạo của hệ thống xử lý nước cấp lò hơi

Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi sẽ gồm các phần chính sau:

  • Bơm lọc: Làm từ thép hoặc hợp kim nhôm mang đến độ bền và khả năng chống ăn mòn tốt. Bơm lọc có chức năng chính là đẩy nước vào hệ thống và xử lý. Đồng thời đảm bảo tuần hoàn nước trong hệ thống, ngăn ngừa tạo cặn.
  • Cột lọc: Làm từ Composite hoặc inox có độ bền cao, chịu được áp lực và chống ăn mòn. Bộ phận này có chức năng chính là loại bỏ tạp chất, cặn bẩn, cải thiện chất lượng nguồn nước đầu vào. Ngoài ra, nó còn giúp giảm độ cứng, ngăn hình thành cặn bám, kéo dài tuổi thọ, độ bền cho thiết bị.
  • Van lọc: Được làm từ nhựa hoặc kim loại với chức năng kiểm soát lưu lượng nước qua hệ thống lọc. Đảm bảo nước lọc đều và hiệu quả. Với van tay người dùng sẽ tự điều chỉnh lưu lượng nước theo nhu cầu thực tế. Van tự động cho phép tự động hóa, tăng độ chính xác và tiết kiệm nhân lực.
  • Thùng chứa muối hoàn nguyên: Thường được làm từ nhựa hoặc composite, chống ăn mòn hiệu quả. Thùng chứa có chức năng cung cấp dung dịch tái sinh cho hạt nhựa trao đổi ion để làm mềm nước.
  • Hạt nhựa trao đổi ion: Làm từ nhựa Polystyrene với khả năng hấp thụ các ion gây cứng nước một cách hiệu quả. Từ đó ngăn cặn bám, tăng tuổi thọ cho hệ thống lò hơi.

Ngoài các bộ phận chính, hệ thống xử lý nước cấp lò hơi còn có song chắn rác, bể lắng,….

>>> Thông thường người ta sẽ dùng hóa chất xử lý nước lò hơi để đảm bảo việc cung cấp nước hoạt động tốt, tăng tính ổn định cho hệ thống!

Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước cấp lò hơi

Về cơ bản quy trình xử lý nước lò hơi sẽ gồm các bước chính sau.

Các bước xử lý nước thải lò hơi
Các bước xử lý nước thải lò hơi

Xử lý sơ bộ nước đầu vào

Là bước đầu tiên của quy trình xử lý nước lò hơi. Nước từ các nguồn như nước sông, nước suối, nước ngầm sẽ được bơm vào bể chứa, tiến hành loại bỏ rác, các chất kết tủa, Cl2 tự do và khử phèn. Điều này sẽ giúp làm sạch nước ở mức sơ bộ.

Xử lý nước cấp lò hơi

Ở quá trình này, nước sẽ lần lượt đi qua các thiết bị trong hệ thống xử lý nước cấp lò hơi, như:

  • Thiết bị lọc áp lực: Sau khi đi vào bể chứa trung gian nước được đưa đến cột lọc áp lực, loại bỏ các cặn lơ lửng. Tiếp đó đưa đến lớp than hoạt tính, loại bỏ CL2 tự do và làm sạch chất hữu cơ hòa tan.
  • Thiết bị trao đổi cation: Kết thúc quá trình lọc áp lực, nước được vận chuyển đến cột trao đổi cation bậc 1. Ở đây ion Mg2+, Ca2+ sẽ trao đổi vị trí với nhựa R-H. Từ đó giải phóng ion H+, làm nước mang tính axit.
  • Thiết bị trao đổi cation bậc 2: Sau khi qua cột trao đổi cation bậc 1 nồng độ ion dương vẫn cao. Vì vậy nước sẽ tiếp tục đi qua cột trao đổi cation bậc 2. Cách làm tương tự như bậc 1.
  • Thiết bị trao đổi anion: Tại đây, các ion âm như Cl-, SO42- sẽ được thay thế bởi OH-, rồi kết hợp với ion H+ để tạo thành nước.
  • Thiết bị trao đổi hỗn hợp: Nước được đưa vào cột trao đổi hỗn hợp cùng nhựa RH và ROH. Nhựa RH sản sinh H+, R-OH sản sinh OH- tạo ra nước, đạt tiêu chuẩn của lò hơi.
  • Thiết bị lọc tinh và lọc RO: Kết thúc quá trình lọc, nước được đưa qua hệ thống lọc tinh và RO để loại bỏ hoàn toàn kim loại, tạp chất đảm bảo độ sạch cho hệ thống hơi.

Trên đây là thông tin về hệ thống xử lý nước cấp lò hơi. Nước cấp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, đảm bảo hiệu suất hoạt động cũng như tuổi thọ của lò. Vì vậy, cần được xử lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng và độ tinh khiết thông qua các hệ thống lọc. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *