Chứng chỉ vận hành lò hơi cần điều kiện gì?

Rate this post

Chứng chỉ vận hành lò hơi là yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên làm việc trong hệ thống công nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả. Vậy chứng chỉ vận hành lò hơi là gì, quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành lò hơi ra sao? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Vận hành lò hơi là gì?

Vận hành lò hơi là tập hợp các thao tác, điều khiển phức tạp theo quy trình. Nhân viên sẽ phải điều chỉnh các thông số liên quan đến nhiệt độ, áp suất, mực nước để đảm bảo vận hành hiệu quả, an toàn. Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ về lưu lượng, thông số hơi, nước nóng.

Chứng chỉ vận hành lò hơi

Các công việc vận hành lò hơi sẽ bao gồm:

  • Chuẩn bị và khởi động lò
  • Trông coi điều khiển, điều chỉnh lò hơi đảm bảo làm việc ổn định.
  • Ngừng lò, bảo quản, bảo dưỡng lò

Việc vận hành lò hơi đòi hỏi sự chính xác và cẩn trọng cao. Bởi hệ thống lò hoạt động với mức áp suất và nhiệt độ lớn. Nếu không vận hành đúng cách, lò hơi có thể bị nổ, gây nguy hiểm cho người và tài sản. Bên cạnh đó, một lò hơi vận hành hiệu quả còn giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí nhiên liệu và  bảo vệ môi trường.

Chứng chỉ vận hành lò hơi là gì? Quy định của pháp luật

Theo quy định của Pháp luật người vận hành lò hơi phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ và có chứng chỉ vận hành lò hơi mới được làm việc trong hệ thống.

Đây là tấm vé vào nghề cho mỗi người thợ, là căn cứ khẳng định người lao động đã được đào tạo bài bản về vận hành lò, đủ kỹ năng, kiến thức chuyên môn để làm việc trong hệ thống. 

Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động khi vận hành lò chưa qua đào tạo sẽ bị xử phạt từ 15.000.000-20.000.000 đồng.

Điều kiện và quy trình cấp chứng chỉ vận hành lò hơi

Điều kiện được cấp chứng chỉ vận hành lò hơi

Để được cấp chứng chỉ vận hành lò hơi, người lao động cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Chứng chỉ vận hành lò hơi
Phải hoàn thành khóa huấn luyện vận hành lò hơi
  • Độ tuổi: Từ 18 tuổi trở lên
  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông
  • Sức khỏe: Có sức khỏe tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc trong môi trường áp suất và nhiệt độ cao
  • Chuyên môn: Hoàn thành khóa huấn luyện đào tạo chuyên môn về vận hành lò hơi.

Quy trình cấp chứng chỉ vận hành lò hơi

Bước 1: Đăng kí và hoàn thành khóa vận hành lò hơi gồm 2 phàn

  • Phần lý thuyết: Trang bị kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các yếu tố kỹ thuật liên quan đến lò hơi. Kết thúc phần này, người học sẽ biết nhận biết các loại lò, hệ thống dẫn nhiệt, bộ điều khiển, áp suất,….
  • Phần thực hành: Xong lý thuyết, học viên sẽ được vận hành trực tiếp tại lò hơi. Từ cách điều chỉnh nhiệt độ, áp suất, nhận biết dấu hiệu cảnh báo, xử lý sự cố đến các bảo dưỡng, bảo trì lò hơi.

Bước 2: Thi cấp chứng chỉ vận hành lò hơi

Kết thúc khóa học, học viên sẽ phải làm bài đánh giá năng lực. Nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp nhận chứng chỉ.

Bước 3: Cập nhật chứng chỉ thường xuyên

Chứng chỉ vận hành lò hơi thường có hiệu lực nhất định, chủ yếu là 3-5 năm. Khi hết hiệu lực người vận hành cần tham gia kỳ đánh giá lại.

Quyền lợi, trách nhiệm của nhân viên vận hành lò hơi

Có chứng chỉ vận hành lò hơi là điều kiện cần thiết để người lao động tham gia vào các hệ thống công nghiệp. Vị trí này đi kèm với nhiều quyền lợi và trách nhiệm như:

Chứng chỉ vận hành lò hơi
Nhân viên vận hành lò hơi cần đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn

Quyền lợi

  • Đảm bảo an toàn lao động: Có chứng chỉ vận hành lò hơi đồng nghĩa với việc người lao động đã được trang bị đầy đủ kiến thức về việc an toàn lò hơi. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sự số nguy hiểm xảy ra.
  • Cơ hội nghề nghiệp: Người lao động có chứng chỉ vận hành lò hơi thường có cơ hội thăng tiến lên các vị trí như  giám sát, quản lý. Đi kèm với đó là mức lương hậu hĩnh.

Trách nhiệm

Để hệ thống hơi hoạt động hiệu quả, an toàn thì người vận hành được ví như kim chỉ nang. Trách nhiệm của họ sẽ gồm:

  • Đảm bảo lò hơi hoạt động ổn định
  • Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, kịp thời phát hiện vấn đề cần khắc phục cho lò hơi
  • Xử lý sự cố nhanh chóng giúp giảm thiểu rủi ro cho hệ thống
  • Đảm bảo tuân thủ quy định an toàn về vận hành lò hơi

Chứng chỉ vận hành lò hơi không chỉ là yêu cầu về mặt pháp lý mà còn là căn cứ khẳng định nghiệp vụ chuyên môn của người vận hành. Vì vậy khi muốn tham gia vào môi trường công nghiệp cần yêu cầu cao về tính an toàn cũng như hiệu suất, nhân viên cần phải trang bị chứng chỉ này cho mình.

Và đương nhiên để đảm bảo quá trình vận hành nồi hơi an toàn, chúng ta nên lắp đặt thêm các dòng van giảm áp hơi nóng DN15, van giảm áp hơi nóng DN20, van giảm áp hơi DN25, van giảm áp hơi DN32, van giảm áp hơi DN40, van giảm áp DN50, van giảm áp hơi DN65, van giảm áp hơi nóng DN80 hay kích thước to hơn để không xảy ra tình trạng quá áp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *