Cách kiểm tra van điện từ nhanh và chính xác nhất!

Rate this post

Kiểm tra van điện từ định kỳ rất cần thiết để phát hiện sự cố, đảm bảo hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ cho van. Tuy nhiên, làm thế nào để kiểm tra van điện từ hiệu quả nhất? Hãy cùng Vanhoinongvn tìm hiểu cách kiểm tra van điện từ nhanh chóng & hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Vì sao cần kiểm tra van điện từ?

Van điện từ là thiết bị điều khiển tự động dòng chảy, thường được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, hệ thống cấp thoát nước và khí nén,… Trong quá vận hành lâu dài, do phải tiếp xúc với nhiệt độ và áp suất cao, van có thể gặp phải các sự cố về cơ khí như kẹt van, cháy cuộn coil, rò rỉ chất lỏng,… Nếu không được kiểm tra định kỳ, những lỗi này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống.

Lý do cần kiểm tra van điện từ định kỳ
Lý do cần kiểm tra van điện từ định kỳ

Việc kiểm tra van điện từ định kỳ sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Phát hiện lỗi cơ bản: Kiểm tra định kỳ sẽ giúp nhận diện sớm các vấn đề như kẹt van, hỏng cuộn dây, hoặc rò rỉ, từ đó khắc phục kịp thời, tránh hư hỏng nghiêm trọng.
  • Ngăn ngừa sự cố nghiêm trọng: Van điện từ không được kiểm tra, bảo dưỡng đúng cách có thể hư hỏng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của toàn hệ thống. Thậm chí trong một số trường hợp có thể gây cháy nổ, rò rỉ hóa chất,….
  • Kéo dài tuổi thọ của van: Việc kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng đúng cách giúp van điện từ hoạt động bền bỉ, tránh các hư hỏng, hao mòn.
  • Tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế: Phát hiện sớm lỗi cũng là cách giúp bạn giảm thiểu chi phí bảo trì, thay thế van mới.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn và quy định: Với những hệ thống có áp lực cao, việc kiểm tra định kỳ là yêu cầu bắt buộc để tránh rủi ro cháy nổ hoặc rò rỉ nguy hiểm.

Những dấu hiệu cho thấy van điện từ cần được kiểm tra

Dấu hiệu cho thấy cần kiểm tra van điện từ
Dấu hiệu cho thấy cần kiểm tra van điện từ

Để hệ thống vận hành ổn định và an toàn, việc phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường từ van điện từ là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo van điện từ của bạn có thể đang gặp sự cố và cần được kiểm tra, bảo trì hoặc thay thế:

  • Không có phản ứng khi cấp nguồn điện: Van không mở hoặc không đóng dù đã nhận tín hiệu từ bộ điều khiển.
  • Van bị rò rỉ khí hoặc chất lỏng: Xuất hiện tình trạng rò rỉ tại thân van, điểm kết nối hoặc đầu ra khi van đang hoạt động hoặc nghỉ.
  • Phát ra tiếng ồn bất thường: Khi hoạt động, van phát ra tiếng rít, lạch cạch, hoặc các âm thanh bất thường.
  • Van hoạt động không ổn định: Van mở không hết, đóng không kín hoặc có hiện tượng giật cục khi vận hành.
  • Van không đạt áp suất hoặc lưu lượng yêu cầu: Áp suất hoặc lưu lượng chất lỏng/khí sau van thấp hơn thông số yêu cầu của hệ thống.
  • Van bị nóng bất thường: Nhiệt độ bề mặt van tăng cao bất thường trong quá trình làm việc.
  • Van bị kẹt hoặc di chuyển chậm: Van mở hoặc đóng không hoàn toàn, thời gian đáp ứng chậm.

Hướng dẫn cách kiểm tra van điện từ nhanh chóng, hiệu quả

Khi van điện từ có dấu hiệu trên, người dùng cần kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế kịp thời nếu cần. Dưới đây là cách kiểm tra van điện từ chi tiết.

Các bước kiểm tra van điện từ
Các bước kiểm tra van điện từ

Bước 1: Kiểm tra điểm áp và dòng điện

Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi kiểm tra van điện từ đó là kiểm tra dòng điện và điện áp cung cấp cho van. Cụ thể:

  • Cách kiểm tra điện áp: Dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra điện áp tại điểm cấp nguồn cho van. Hãy đảm bảo rằng van nhận đủ điện áp theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Nếu điện áp không phù hợp, van có thể không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định, chính xác. Lúc này, cần kiểm tra lại bộ cấp nguồn hoặc các kết nối điện.
  • Cách kiểm tra dòng điện hoạt động: Sử dụng ampe kế để đo dòng điện khi có tín hiệu điện áp. Kiểm tra xem dòng điện có đủ hay không. Nếu dòng điện quá thấp hoặc không có, bạn cần kiểm tra dây dẫn và bộ điều khiển.

Bước 2: Kiểm tra áp suất trong hệ thống

Đo áp suất bên trong hệ thống là một phần quan trọng trong hướng dẫn cách kiểm tra van điện từ vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của van điện từ.

  • Cách làm: Sử dụng đồng hồ đo áp suất để đo các điểm quan trọng trong hệ thống. Cần đảm bảo rằng áp suất ở đầu vào và đầu ra của van đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của van. Nếu áp suất quá thấp hoặc quá cao, van có thể không mở hoặc đóng đúng cách hoặc gặp các sự cố như rò rỉ hoặc kẹt.

Bước 3: Thử đóng mở van

Thử đóng mở van cũng là bước quan trọng khi kiểm tra van điện từ để chắc chắn rằng van vẫn hoạt động hiệu quả. 

  • Cách làm: Cấp nguồn điện cho van và theo dõi sự thay đổi của dòng chảy chất lỏng hoặc khí qua van. Nếu van không thể thay đổi dòng chảy hoặc không phản hồi đúng, vấn đề có thể nằm ở phần cơ học hoặc cuộn dây của van.

Bước 4: Kiểm tra cơ học và vệ sinh van

Vệ sinh định kỳ là bước quan trọng trong việc bảo trì và kiểm tra van điện từ. Cụ thể: 

Làm sạch bề mặt van

Van điện từ cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các mảnh vụn có thể làm tắc nghẽn hoạt động của van.

  • Cách làm: Tháo van và lau sạch các bề mặt tiếp xúc bằng các dụng cụ chuyên dụng. Đảm bảo các bộ phận như gioăng, piston không bị hư hỏng và không có mảnh vụn gây cản trở chuyển động.

Kiểm tra độ mài mòn

Các bộ phận cơ khí của van như cuộn dây, piston, và lò xo có thể bị mài mòn theo thời gian. Việc kiểm tra độ mài mòn giúp bạn phát hiện sớm các hư hỏng.

  • Cách làm: Kiểm tra các bộ phận bằng mắt thường hoặc dụng cụ đo lường chuyên dụng. Nếu phát hiện có dấu hiệu mài mòn hoặc hư hỏng, bạn cần thay thế các bộ phận đó để duy trì hiệu suất của van.

Bước 5: Thử nghiệm và kiểm tra lại

Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra và bảo dưỡng, hãy thử nghiệm lại van để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng cách.

  • Thử nghiệm hoạt động của van: Tiến hành bằng cách bật nguồn điện cho van và kiểm tra xem van có mở/đóng hoàn toàn không. Hãy đảm bảo van hoạt động mượt mà, không có sự gián đoạn hay rối loạn trong quá trình.
  • Kiểm tra các thông số quan trọng: Đo lại điện áp, dòng điện và áp suất trong hệ thống để kiểm tra xem van hoạt động đúng yêu cầu. Nếu các thông số phù hợp, chính xác, có thể tiếp tục sử dụng van bình thường. Nếu không, hãy kiểm tra lại một cách kỹ lưỡng và thay thế các bộ phận bị hư hỏng (nếu có).

Lưu ý khi kiểm tra van điện từ

Cách kiểm tra van điện từ khá đơn giản, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi áp dụng.

  • Hãy đảm bảo ngắt nguồn điện trước khi thao tác.
  • Sử dụng thiết bị đo chính xác để cho kết quả kiểm tra tin cậy.
  • Khi tháo van, cần giữ sạch sẽ để tránh bụi bẩn hoặc dị vật rơi vào bên trong.
  • Nếu sau khi kiểm tra và vệ sinh, van không hoạt động đúng, nên xem xét thay thế bằng thiết bị mới.
  • Thực hiện kiểm tra theo lịch trình để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định.

Trên đây là cách kiểm tra van điện từ đơn giản, nhanh chóng giúp hệ thống vận hành ổn định, bền bỉ và an toàn. Hy vọng bài viết chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn Nếu cần hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu hoặc tư vấn để chọn van điện từ phù hợp hệ thống hãy liên với Van Hơi Nóng qua hotline 0978021499, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho bạn 24/7.

Ngày cập nhật: 16:05 - 03/05/2025

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *