Bật mí cách chỉnh van giảm áp an toàn, hiệu quả

Rate this post

Để đảm bảo hiệu suất và gia tăng tuổi thọ cho thiết bị và hệ thống thì cách chỉnh van giảm áp phải được thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu không, nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống. Vậy bạn có biết cách chỉnh van giảm áp như thế nào chính xác, an toàn và đúng kỹ thuật? Cùng Van Hơi Nóng tìm hiểu cách điều chỉnh trong bài viết dưới đây nhé.

Tầm quan trọng của van giảm áp & Cách hoạt động

Van giảm áp là thiết bị được lắp tại vị trí đầu vào hoặc đầu ra của hệ thống với chức năng điều chỉnh áp suất đi qua van về mức an toàn khi vượt ngưỡng. Từ đó giúp ngăn chặn tình trạng quá áp, bảo vệ hệ thống và nâng cao hiệu suất hoạt động, tiết kiệm chi phí. Vậy nên nó được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống ống dẫn lưu chất dạng hơi nóng, khí nén, dầu khí,…

Công dụng và cách hoạt động van giảm áp
Công dụng và cách hoạt động van giảm áp

Về cách hoạt động, van giảm áp vận hành hoàn toàn tự động, khi áp suất đi qua sẽ được tự động điều chỉnh về mức an toàn đã cài đặt sẵn mà không cần con người tác động hay phụ thuộc vào bộ điều khiển. Khi áp lực dòng chảy lớn, màng ngăn và lò xo sẽ co lại, làm giảm lưu lượng và áp lực dòng chảy. Khi lưu lượng dòng chảy thấp hơn mức cài đặt, màng ngăn và lò xo sẽ giãn ra để lưu chất lưu thông qua nhanh hơn.

Nói chung, với cơ chế vận hành tự động, van giảm áp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh áp suất đầu ra ở mức ổn định, giúp bảo vệ các thiết bị được lắp đặt phía sau và hạn chế các rủi ro hư hại đường ống do sự chênh lệch áp suất.

Cách chỉnh van giảm áp an toàn, hiệu quả

Về cấu tạo, các loại van giảm áp thường được thiết kế vít điều chỉnh ở phần trên đỉnh thân van. Vít điều chỉnh được sử dụng trong trường hợp cần thay đổi áp suất đầu ra của van, hay còn gọi là áp suất cài đặt bởi mức áp suất được cài đặt theo yêu cầu của hệ thống. Khi điều chỉnh áp suất đầu ra cho van, cần vặn vít theo cùng hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Cách chỉnh van giảm áp được thực hiện theo các bước sau:

Các bước chỉnh van giảm áp
Các bước chỉnh van giảm áp

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết như tuavit, cờ lê, đồng hồ đo áp và xác định vị trí của van giảm áp.

Bước 2: Kiểm tra áp suất thực tế thông qua chỉ số của đồng hồ đo áp. Sau đó ngắt nguồn cấp lưu chất vào hệ thống, xả hết áp suất còn lại trong đường ống và khóa các thiết bị phía sau van giảm áp.

Bước 3: Thực hiện điều chỉnh van giảm áp

Tháo nắp bảo vệ của vít điều chỉnh và nới lỏng ốc hãm bằng cờ lê, mỏ lết. Tiếp đó sử dụng cờ lê để vặn vít điều chỉnh.

  • Nếu muốn giảm áp lực đầu ra, vặn vít điều chỉnh theo ngược chiều kim đồng hồ. Lúc này trục van sẽ tác động làm góc mở của van bị thu hẹp và làm giảm tốc độ dòng chảy và lưu lượng đi qua. Kết quả áp suất đầu ra sẽ được giảm.
  • Nếu muốn tăng áp suất đầu ra, vặn vít theo cùng chiều kim đồng hồ. Khi đó góc mở của van sẽ tăng đồng nghĩa lưu lượng và tốc độ cũng tăng. Kết quả áp suất đầu ra tăng nhưng vẫn ở giới hạn cài đặt.

Khi điều chỉnh van giảm áp, cần thực hiện từ từ từng chút một và thường xuyên kiểm tra áp suất đầu ra qua đồng hồ đo áp để dễ dàng xác định mức áp suất cần cài đặt. Và hãy ghi lại những lần điều chỉnh van giảm áp để dễ dàng kiểm tra khi điều chỉnh quá mức.

Bước 4: Sau khi điều chỉnh được áp suất như mức mong muốn, tiến hành siết chặt ốc hãm để cố định và đóng nắp bảo vệ.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện cách chỉnh van giảm áp

Các lưu ý khi chỉnh van giảm áp
Các lưu ý khi chỉnh van giảm áp

Trong quá trình điều chỉnh van giảm áp, hãy lưu ý một vài điểm dưới đây để đảm bảo an toàn, hiệu quả tốt nhất:

  • Trước khi chỉnh van giảm áp, cần đo và xác định chính xác áp suất đầu vào để đặt mức áp suất đầu ra phù hợp.
  • Không vặn vít điều chỉnh quá nhanh hoặc mạnh, nên điều chỉnh từ từ để tránh hư hỏng.
  • Nên sử dụng đồng hồ đo áp để kiểm tra áp suất trong suốt quá trình thực hiện để đảm bảo độ chính xác.
  • Để tránh rủi ro áp suất đột ngột gây nguy hiểm nên ngắt nguồn cấp nước, hơi hoặc khí trước khi tiến hành chỉnh van.
  • Sau khi chỉnh van, hãy kiểm tra các mối nối và thân van để đảm bảo không có hiện tượng rò rỉ.
  • Theo dõi hoạt động của hệ thống trong một khoảng thời gian sau khi điều chỉnh để đảm bảo áp suất ổn định và không có sự cố xảy ra.
  • Cần kiểm tra và bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động của van giảm áp và duy trì hiệu suất đường ống tốt nhất.

Khi nào cần thay van giảm áp?

Giống như các thiết bị cơ học khác, van giảm áp cũng có hao mòn theo thời gian nên bạn cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo áp suất luôn duy trì ở mức mong muốn. Trong trường hợp, việc điều chỉnh van giảm áp thông qua ốc vít không có sự thay đổi dù bạn đã điều chỉnh đúng cách mà vẫn xảy ra các vấn đề như búa nước, rò rỉ thì nên thay thế van giảm áp.

Khi thay thế van giảm áp, bạn hãy tham khảo và liên hệ với các kỹ thuật viên để đảm bảo việc thay thế, lắp đặt van giảm áp được thực hiện đúng cách và an toàn.

Nói chung, cách chỉnh van giảm áp không quá phức tạp nhưng cần người có kỹ năng chuyên môn để đảm bảo việc điều chỉnh chính xác. Với những chia sẻ phía trên, Vanhoinongvn mong rằng bạn có thể hiểu hơn về cách chỉnh van giảm áp. Bằng cách tuân thủ và thực hiện đúng kỹ thuật, bạn có thể đảm bảo hệ thống hoạt động bền bỉ, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình vận hành. 

Ngày cập nhật: 11:09 - 02/04/2025

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *