Mặc dù nổi bật với khả năng điều tiết dòng chảy chính xác, nhưng cấu tạo đặc biệt với hướng dòng chảy bị đổi và uốn cong là nguyên nhân chính gây ra áp suất tổn thất trong van cầu. Hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất vận hành và mức tiêu thụ năng lượng của toàn hệ thống. Vậy áp suất tổn thất van cầu là gì? Cùng Vanhoinongvn tìm hiểu nguyên nhân gây ra tổn thất áp suất trong van cầu, cách tính toán áp suất tổn thất và biện pháp giảm thiểu tổn thất áp suất trong bài viết sau.
Áp suất tổn thất trong van cầu là gì?
Tổn thất áp suất trong van cầu là sự suy giảm áp suất của dòng lưu chất khi đi qua van. Hiện tượng này xảy ra do sự thay đổi hướng dòng chảy, lực cản từ thân van, đĩa van và các chi tiết bên trong. Mức độ tổn thất áp suất phụ thuộc vào thiết kế van, tốc độ dòng chảy và loại lưu chất.

Trong hệ thống hơi hoặc khí nén, nếu tổn thất áp suất quá lớn sẽ làm giảm hiệu quả truyền tải, gây tốn năng lượng và ảnh hưởng đến các thiết bị phía sau van.
Nguyên nhân gây ra áp suất tổn thất trong van cầu hơi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thất áp suất trong van cầu. Một trong số đó phải kể đến như:

Dòng hơi nóng bị đổi hướng đột ngột
Van cầu hơi nóng có cấu trúc dòng chảy đặc trưng, trong đó lưu chất không thể đi thẳng mà phải uốn cong theo hình chữ S. Khi đi qua van, lưu chất buộc phải đổi hướng liên tục, làm giảm áp suất dòng chảy. So với các loại van có dòng chảy thẳng như van bi hay van cổng, tổn thất áp suất ở van cầu cao hơn rõ rệt. (Có thể hình dung đơn giản như một đoàn xe di chuyển qua nhiều khúc cua liên tục, xe buộc phải giảm tốc độ, điều chỉnh tay lái, tiêu tốn thêm nhiều nhiên liệu. Với dòng chảy, đây chính là tổn thất áp suất).
Tiết diện dòng hơi nóng thu hẹp đột ngột
Để điều tiết lưu lượng, van cầu sử dụng một đĩa van (disc) di chuyển lên xuống theo phương vuông góc với dòng chảy và ép vào vòng đệm (seat). Khi van đóng, mở một phần tiết diện dòng chảy bị thu hẹp lại ngay tại khu vực này. Dòng chảy bị ép qua khe hẹp, buộc phải tăng tốc độ để đi qua, và sau đó lại mở rộng trở lại.
Sự thay đổi đột ngột về vận tốc và tiết diện dòng chảy trước, trong và sau van cầu hơi tạo ra dòng xoáy, làm dòng chảy trở nên nhiễu loạn và mất đi một phần năng lượng.
Ma sát giữa lưu chất và thành van
Khi lưu chất tiếp xúc với bề mặt trong của thân van, đặc biệt là tại các đoạn gấp khúc, ma sát phát sinh sẽ chuyển một phần năng lượng dòng chảy thành nhiệt. Lượng nhiệt này không quay trở lại áp suất, gây tổn thất năng lượng và áp suất rõ rệt hơn nếu bề mặt van bị mài mòn hoặc lắng cặn.
Cặn bẩn và ăn mòn làm thay đổi hình dạng dòng chảy
Trong các hệ thống vận hành lâu ngày, hơi có thể chứa cặn, tạp chất hoặc nước ngưng, gây mài mòn, tích tụ bên trong van. Điều này làm thay đổi tiết diện dòng chảy, tăng mức độ rối loạn và tạo thêm tổn thất áp suất không mong muốn.
Lựa chọn van cầu hơi nóng sai kích thước hoặc chủng van
Sử dụng van cầu có kích thước không phù hợp với lưu lượng thực tế hoặc sử dụng sai loại van (ví dụ: dùng van cầu thường thay vì van cầu điều khiển) cũng dẫn đến hiện tượng tổn thất áp suất do lưu chất bị ép hoặc tắc nghẽn khi đi qua.
Tham khảo chi tiết Các loại van cầu hơi nóng thông dụng để lựa chọn phù hợp
Cách tính áp suất tổn thất trong van cầu với hệ hơi
Mặc dù việc tính toán tổn thất áp suất qua van cầu trong môi trường hơi nóng phức tạp hơn so với chất lỏng, do phải xét đến các yếu tố như độ nén được, sự thay đổi thể tích và nhiệt độ,… nhưng vẫn có thể ước lượng tương đối chính xác thông qua các cách sau.
Dùng công thức dùng hệ Cv (hệ Anh)
Công thức tính lưu lượng hơi:
W = Cv * P1 * Y * (P1 – P2)(v* Z)
Hoặc viết lại để tính tổn thất áp suất:
ΔP = P1 – P2 = WCv * P1 * Y2×(v×Z)
Trong đó:
- W: Lưu lượng hơi, đơn vị là lb/h (pound per hour – pound trên giờ).
- Cv: Hệ số lưu lượng của van – thể hiện khả năng cho chất lưu đi qua của van ở điều kiện nhất định.
- P1: Áp suất đầu vào tuyệt đối, đơn vị psia (pound per square inch absolute – psi tuyệt đối).
- P2: Áp suất đầu ra tuyệt đối, đơn vị psia.
- ΔP = P1 – P2: Mức chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra, hay còn gọi là tổn thất áp suất qua van (psi).
- Y: Hệ số giãn nở (Expansion Factor) – phụ thuộc vào tỷ số áp suất (P2/P1) và tỉ số nhiệt dung riêng của hơi. Với hơi nóng, Y thường dao động trong khoảng 0.6 đến 1. Khi tổn thất áp suất ΔP nhỏ so với P1, thì Y càng gần 1. Nếu không có dữ liệu chính xác, bạn có thể ước tính Y ≈ 0.6 – 0.7 cho van cầu trong điều kiện sử dụng hơi thông thường.
- v: Thể tích riêng của hơi tại điều kiện đầu vào (đơn vị ft³/lb). Giá trị này phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ ban đầu, và có thể tra cứu từ bảng hơi nước (steam table) hoặc tính toán bằng phần mềm nhiệt động.
- Z: Hệ số nén được (Compressibility Factor). Với hơi nóng sử dụng trong điều kiện công nghiệp phổ biến (không quá gần điểm tới hạn), hệ số này thường được xem là Z ≈ 1 để đơn giản hóa tính toán.
Dùng công thức dùng hệ Kv (hệ Mét)
Công thức tính lưu lượng hơi:
Q=Kv*P1*Y *ΔP (ρ1 * Z)
Hoặc viết lại để tính tổn thất áp suất:
ΔP = Q (Kv * P1 * Y)2 * (ρ1 * Z)
Trong đó:
- Q: Là lưu lượng hơi, đơn vị m³/h, tính ở điều kiện tiêu chuẩn (thường là 0°C và 1 atm).
- Kv: Hệ số lưu lượng của van theo tiêu chuẩn châu Âu (chức năng tương đương với Cv trong hệ Mỹ).
- P1: Áp suất tuyệt đối tại đầu vào, đơn vị bar abs (bar tuyệt đối).
- ΔP: Chênh lệch áp suất qua van, đơn vị bar. Đây chính là áp suất tổn thất gây ra khi dòng hơi đi qua van cầu.
- Y: Hệ số giãn nở ≈ 0.6 – 1, trong đó Y càng gần 1 khi ΔP nhỏ.
- ρ₁: Mật độ của hơi tại điều kiện đầu vào, đơn vị kg/m³.
- Z: Hệ số nén được dùng để hiệu chỉnh sai số trong tính toán khi hơi không lý tưởng. Có thể lấy Z ≈ 1 để đơn giản hóa công thức.
Sử dụng biểu đồ do nhà sản xuất cung cấp
Sử dụng biểu đồ lưu lượng – áp suất tổn thất theo catalogue từ nhà sản xuất là phương pháp chính xác nhất để xác định áp suất tổn thất trong van cầu cụ thể, đặc biệt với môi trường hơi nóng.
- Để sử dụng biểu đồ này, bạn cần tra cứu datasheet hoặc catalog sản phẩm do nhà sản xuất van cung cấp. Trong đó thường sẽ có bảng dữ liệu hoặc đồ thị tổn thất áp suất ứng với các loại lưu chất như hơi bão hòa, hơi quá nhiệt hoặc khí nén.
- Biểu đồ này thường có trục ngang là lưu lượng hơi (đơn vị: kg/h hoặc lb/h) và trục dọc là tổn thất áp suất (đơn vị: bar hoặc psi). Ngoài ra, biểu đồ còn có thể phân loại theo kích thước van, mức độ mở van hoặc áp suất đầu vào khác nhau.
- Khi đã có lưu lượng hơi cụ thể, bạn chỉ cần xác định đúng vị trí tương ứng trên biểu đồ để đọc được giá trị tổn thất áp suất.
- Nếu điều kiện thực tế của bạn nằm giữa hai đường cong hoặc giữa các điểm dữ liệu, bạn có thể nội suy tuyến tính để ước tính tổn thất áp suất gần đúng.
- Phương pháp này cho độ chính xác cao hơn nhiều so với việc sử dụng công thức tính toán thông thường.
Sử dụng phần mềm tính toán hệ thống
Với các hệ thống hơi nóng lớn, phức tạp hoặc cần tính chính xác cao, nên sử dụng phần mềm chuyên dụng như CFD. Đây là phần mềm mô phỏng chi tiết cách hơi nóng di chuyển qua van cầu và đường ống, từ đó tính toán chính xác tổn thất áp suất, kể cả với dòng chảy nén được hoặc dòng chảy phức tạp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các phần mềm thiết kế – phân tích hệ thống đường ống chuyên dụng.Các phần mềm này thường tích hợp sẵn cơ sở dữ liệu về tính chất của hơi nước, cũng như các phương trình tổn thất áp suất cho môi trường hơi nóng.
Chỉ cần nhập đầy đủ các thông số đầu vào như lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, kích cỡ van, chiều dài đường ống,… phần mềm sẽ tự động tính toán tổn thất áp suất qua từng thành phần trong hệ thống.
Lưu ý:
- Việc sử dụng các công thức tính toán tổn thất áp suất qua van cầu trong môi trường hơi nóng chỉ mang tính chất ước lượng tương đối. Do đặc tính nén được và biến thiên nhiệt độ của hơi, các phép tính này khó đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.
- Để đạt kết quả chính xác hơn, đặc biệt trong các hệ thống yêu cầu kỹ thuật cao, nên ưu tiên sử dụng biểu đồ tổn thất áp suất của nhà sản xuất hoặc phần mềm chuyên dụng trong thiết kế và mô phỏng hệ thống.
Cách ngăn ngừa tổn thất áp suất trong van cầu hơi
Tổn thất áp suất trong van cầu hơi là hiện tượng không thể tránh, nhưng hoàn toàn có thể giảm thiểu bằng những các biện pháp dưới đây:

- Chọn van đúng kích thước và chủng loại, đảm bảo phù hợp với lưu lượng và áp suất hệ thống.
- Đảm bảo van luôn trong trạng thái mở tối ưu, tránh đóng mở một phần khi không cần thiết.
- Vệ sinh, bảo trì van định kỳ, loại bỏ cặn bẩn và gỉ sét gây cản trở dòng chảy.
- Sử dụng van chất lượng cao, có thiết kế tối ưu để giảm lực cản dòng chảy.
- Tính toán lưu lượng và tốc độ dòng chảy hợp lý, tránh để vận tốc quá cao.
Trên đây là những thông tin quan trọng về áp suất tổn thất trong van cầu, từ nguyên nhân, cách tính toán đến các giải pháp ngăn ngừa hiệu quả. Việc hiểu rõ và kiểm soát hiện tượng này sẽ giúp tối ưu hiệu suất vận hành, tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ hệ thống. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc hỗ trợ kỹ thuật có thể liên hệ với Van Hơi Nóng qua hotline 0978021499.
Ngày cập nhật: 14:05 - 30/06/2025