Áp suất là gì? Công thức, đơn vị và ứng dụng thực tế

Rate this post

Có bao giờ, bạn tự hỏi vì sao bánh xe đạp lại có thể bơm căng hay vì sao quả bong bóng lại phát nổ khi ta bơm quá căng? Tất cả những hiện tượng này đều liên quan đến áp suất. Vậy áp suất là gì? Công thức và các đơn vị đo lường ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Khái niệm áp suất là gì?

Áp suất là đại lượng vật lý không còn xa lạ với chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở trong cuộc sống đời thường, đại lượng này cũng có rất nhiều ứng dụng phổ biến. Vậy áp suất là gì?

Áp suất kí hiệu là P, hiểu một cách đơn giản thì đây là độ lớn của lực tác động lên một đơn vị diện tích bề mặt. Diện tích tiếp xúc càng lớn thì áp suất càng cao và ngược lại.

Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị của áp suất là Newton (ký hiệu: N/m2), nó  còn được gọi là Pascal (Pa) theo tên của nhà khoa học người người Pháp Blaise Pascal, người đã phát hiện ra áp suất.

Áp suất là đại lượng vật lý quan trọng
Áp suất là đại lượng vật lý quan trọng

Áp suất có ở đâu?

Áp suất hiện diện khắp ở mọi nơi trong cuộc sống và chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.Trong khí quyển, áp suất tồn tại xung quanh chúng ta. Ở mực nước biển, áp suất khí quyển được đo là 1atm.

Trong cơ thể người, áp suất tồn tại ngay trong hệ thống tuần hoàn máu, phổi, giúp các bộ phận vận chuyển dinh dưỡng, oxy hoạt động hiệu quả.

Còn trong công nghiệp, đại lượng này được ứng dụng rộng rãi trong máy rửa xe, máy nén khí,…

Công thức tính áp suất là gì?

Áp suất hiện được tính theo công thức P=F/S

Công thức tính áp suất như sau
Công thức tính áp suất như sau

Trong đó:

  •  P là áp suất, đơn vị là Pa hoặc N/m2
  •  F là lực tác động lên bề mặt (N)
  •  S là diện tích bề mặt tác động (m2)

Ngoài ra, tùy vào từng loại áp suất mà còn có những công thức tính áp suất riêng. Chẳng hạn như:

  • P[tuyệt đối] = P[tương đối] + P[khí quyển]
  • P[tương đối] = P[tuyệt đối] – P[khí quyển]

Đơn vị đo áp suất phổ biến hiện nay

Đơn vị phổ biến nhất của áp suất là Pascal (Pa), trong đó 1 Pascal tương đương với lực 1 Newton hoạt động lên diện tích 1 mét vuông. Ngoài ra, tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có các đơn vị đo khác nhau như bar, atm, psi. Cụ thể:

  • Pascal (Pa): Đơn vị chuẩn trong hệ SI, tương đương với 1 Newton/m².
  • Bar: Được sử dụng rộng rãi trong khí tượng và thủy lực. Quy đổi: 1 bar = 0.1 Mpa = 100000 Pa.
  • Kilopascal (kPa), Megapascal (MPa): Bội số của Pascal, thường dùng để đo áp suất lớn hơn. Quy đổi: 1 Mpa = 1000000Pa và = 1000 Kpa. 1 Kpa = 1000 pa và = 0.14504 Psi. 1 Kpa = 0.1 bar và = 7.5 mmHg
  • Atmosphere (atm): Áp suất khí quyển tiêu chuẩn ở mực nước biển.
  • mmHg (milimet thủy ngân): Sử dụng trong y tế để đo huyết áp.
  • psi (pound-force per square inch): Đơn vị thông dụng ở các nước nói tiếng Anh.

Người ta thấy rằng,  các quốc gia Châu Á thường sẽ ưu tiên dùng các đơn vị đo áp suất như MPa, KPa, Pa. Tại các nước Châu Mỹ: thường sử dụng Psi. Các nước châu Âu, sử dụng đơn vị đo là Bar, Kg/cm2.

Cách tăng và giảm áp suất là gì?

Trong một số trường hợp việc tùy chỉnh áp suất, lên – xuống sẽ giúp hệ thống làm việc hiệu quả, ngăn ngừa sự cố xảy ra. Vậy làm thế nào để tăng hoặc giảm áp suất.

Cách tăng áp suất là gì?

Để tăng áp suất thì hãy giữ áp lực và tăng diện tích
Để tăng áp suất thì hãy giữ áp lực và tăng diện tích

Có 3 cách chính để tăng áp suất như sau:

  • Một: Tăng lực tác động nhưng giữ nguyên diện tích bề mặt tiếp xúc
  • Hai: Tăng lực tác động đồng thời giảm diện tích bề mặt bị ép
  • Ba: Tăng diện tích bề mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

Ví dụ: Khi piston trong xi lanh di chuyển xuống, thể tích khí nén bị ép lại, điều này làm tăng áp suất lên cao

Cách giảm áp suất là gì?

Tương tự, để giảm áp suất bạn có thể làm một trong những cách sau:

  • Một: Giảm áp lực tác động đồng thời giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép
  • Hai: Giảm áp lực đồng thời giảm cả diện tích bề mặt bị ép
  • Ba: Giảm diện tích bề mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Ví dụ: Dùng tay để chọc vào quả bóng banh. Nếu nhấn tay mạnh, áp suất tác động lớn sẽ làm bóng bay biến dạng nhiều. Nếu nhấn tay nhẹ, trong khi diện tích tiếp xúc không đổi, áp suất giảm sẽ làm bóng bay ít biến dạng hơn.

Ứng dụng của áp suất là gì?

Áp suất có vai trò và ứng dụng vô cùng phổ biến trong các lĩnh vực, ngành nghề như trường học, bệnh viện, máy bay,… Cụ thể:

  • Trong đời sống hàng ngày: Nhờ có áp suất mà nước được vận chuyển đến hộ gia đình thông qua hệ thống đường ống. Cũng nhờ áp suất mà hệ thống phanh thủy lực hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người lái xe. Không chỉ thế, áp suất còn được sử dụng để tăng hiệu suất nấu ăn, giúp nước sôi ở nhiệt độ cao, từ đó chín thực phẩm nhanh hơn
  • Trong công nghiệp: Áp suất được dùng trong máy móc, thiết bị thủy lực như máy ép, cần cẩu, máy đục, máy khoan hoặc các hệ thống tự động hóa. Trong công nghiệp đóng gói, người ta dùng áp suất để tạo gas trong nước ngọt hoặc đóng gói bao bì chân không,…
  • Trong nông nghiệp: Áp suất nước được sử dụng trong các hệ thống tưới, phun, đảm bảo cây trồng được cung cấp nước đầy đủ.

Và còn nhiều ứng dụng khác nữa như Cabin máy bay, nồi hơi, bình chứa khí đốt, động cơ đốt trong,….

Các thiết bị đo áp suất trong công nghiệp hiện nay

Trong công nghiệp việc đo áp suất là điều hết sức quan trọng để giúp hệ thống làm việc hiệu quả, ngăn ngừa các sự cố quá áp xảy ra.  Hiện tại để đo áp suất người ta chủ yếu sử dụng đồng hồ đo hoặc máy cảm biến áp suất. Cụ thể:

Thiết bị đo áp suất phổ biến hiện nay
Thiết bị đo áp suất phổ biến hiện nay

Đồng hồ đo áp suất

Đây là thiết bị chuyên dụng để đo áp suất của chất lỏng, khí và hơi. Bằng việc hoạt động dựa trên nguyên lý giãn nở của ống  bourdon gắn trong bộ truyền động thiết bị này cho phép đo và hiển thị chính xác mức áp suất tại thời điểm đo. Nếu áp suất tăng giảm vượt ngưỡng định mức người dùng chỉ cần quan sát kim đồng hồ để điều chỉnh hệ thống

Hiện nay, đồng hồ đo áp suất được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhiều môi trường sử dụng. Từ đồng hồ đo áp chân sau, chân đứng, đến đồng hồ có dầu, không dầu. Các dải thang đo và kích cỡ mặt đồng hồ trải dải, thông số hiển thị chính xác.

Cảm biến đo áp suất

Cảm biến là thiết bị đo áp suất hoạt động dựa trên nguyên lý thu tín hiệu áp suất từ lưu chất sau đó chuyển sang tín hiệu điện. Với cơ chế vận hành tự động, độ chính xác cao, sai số thấp, có thể lắp đặt ở ở các vị trí phức tạp như trên cao hoặc trong môi trường độc hại mà không lo ảnh hưởng tuổi thọ, hiệu suất làm việc thiết bị này hiện được ưa dùng rộng rãi, nhất là trong khu công nghiệp, nhà máy hóa chất, hơi nóng, nước thải,…

>>> Ngoài ra, việc sử dụng các loại đo thiết bị áp suất này thường được lắp kèm với các dòng van an toàn hơi để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống hơi công nghiệp khi làm việc.

Mua các thiết bị đo áp suất ở đâu chính hãng, chất lượng?

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các thiết bị đo áp suất thì Van Hơi Nóng chính là điểm đến lý tưởng. Với 15 năm kinh nghiệm trong nghề, Van Hơi Nóng không chỉ cung cấp đa dạng sản phẩm mà còn đảm bảo chính hãng, giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.

Ngoài ra đến với Van Hơi Nóng, quý khách hàng còn được trải nghiệm các dịch vụ như:

  • Lỗi 1 đổi 1 chỉ trong 7 ngày
  • Miễn phí vận chuyển với đơn nội thành Hà Nội có giá từ 3 triệu đồng
  • Bảo hành chính hãng 12-24 tháng
  • Chiết khấu % cao cho đại lý, đối tác
  • Tư vấn 24/7, hỗ trợ bảo trì, bảo dưỡng sau thời gian bảo hành.

Liên hệ ngay 0978021499 để được tư vấn, báo giá chi tiết về các sản phẩm

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi áp suất là gì? Hy vọng với thông tin này bạn sẽ có thêm kiến thức về áp suất để ứng dụng và tính toán hợp lý trong các trường hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *