Quy trình kiểm định lò hơi và các tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm định

Rate this post

Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu suất và tuổi thọ, lò hơi cần được kiểm tra định kỳ thường xuyên. Vậy quy trình kiểm định lò hơi thế nào? Các tiêu chuẩn áp dụng trong quá trình kiểm định là gì? Cùng Van Hơi Nóng tìm hiểu chi tiết!

Kiểm định lò hơi là gì?

Kiểm định lò hơi là hoạt động bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sử dụng lò. Quá trình này đảm bảo tình trạng kỹ thuật của lò có đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường không.

Việc kiểm định sẽ được tiến hành định kỳ và bắt buộc với các thiết bị như lò hơi, nồi hơi công nghiệp

Kiểm định lò hơi là việc làm cần thiết theo quy định pháp luật
Kiểm định lò hơi là việc làm cần thiết theo quy định pháp luật

Vì sao cần phải kiểm định lò hơi?

Việc kiểm định lò hơi là điều cần thiết và bắt buộc bởi những lý do dưới đây:

  • Lò hơi là thiết bị có nguy cơ cao, có thể gây nguy hiểm nếu không vận hành, bảo trì đúng cách. Quy trình kiểm định lò hơi giúp đảm bảo rằng thiết bị hoạt động an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn.
  • Lò hơi có thể hoạt động không hiệu quả nếu không bảo trì, kiểm tra thường xuyên. Việc xác định năng suất, hiệu quả của lò sẽ giúp tối ưu vận hành, tiết kiệm năng lượng.
  • Không chỉ thế, việc kiểm định lò hơi là quy định có liên quan đến an toàn, bảo vệ môi trường mà chủ sở hữu cần phải thực hiện để tuân thủ pháp luật.

>>> Bạn có thể tìm hiểu về cách thiết kế lò hơi công nghiệp chuyên nghiệp, an toàn!

Các tiêu chuẩn áp dụng trong quy trình kiểm định lò hơi

Một số tiêu chuẩn, quy định cần được áp dụng trong quá trình kiểm định lò hơi có thể kể đến như:

Tiêu chuẩn trong quy trình kiểm định lò hơi
Tiêu chuẩn trong quy trình kiểm định lò hơi
  • QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng có nhiệt độ trên 115 độ C
  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động với nồi hơi và bình chịu áp lực có áp suất làm việc hơn 0.7bar hoặc nhiệt độ môi chất trên 115 độ C.
  • TCVN 7704:2007: Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng, sữa chữa nồi hơi có áp suất làm việc cao hơn 0.7bar.
  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Quy định yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, thử nghiệm các loại nồi hơi cố định, ống lò, ống lửa có áp suất làm việc lớn hơn 0.7bar
  • TCVN 6008-2010:Quy định về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra mối hàn của nồi hơi, bình chịu áp lực có áp suất>0.7bar và nhiệt độ >115 độ C

Chi tiết các bước trong quy trình kiểm định lò hơi

Về cơ bản thì quy trình kiểm định nồi hơi sẽ gồm các bước chính sau:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Bắt đầu quy trình kiểm định lò hơi, nhà kiểm định sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ kỹ thuật của lò bao gồm:

  • Hồ sơ ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị của nhà sản xuất như thiết kế, vật liệu, công suất, áp suất làm việc
  • Hồ sơ chứng nhận sự hợp pháp của lò hơi
  • Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo trì, bảo dưỡng

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Bước tiếp theo trong quy trình kiểm định lò hơi là kiểm tra kỹ thuật bên ngoài hệ thống bao gồm các hạng mục như:

  • Mặt bằng, vị trí lắp đặt
  • Hệ thống chiếu sáng
  • Cầu thang, giá treo
  • Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét
  • Kiểm tra tình trạng của van lắp trên lò, thiết bị an toàn, đo lường, phụ trợ,…
  • Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại của các bộ phận chịu áp lực lò hơi và lớp bảo ôn cách nhiệt đảm bảo không bị ăn mòn hoặc có vết nứt

Kiểm tra kỹ thuật bên trong lò hơi

Bước thứ 3 trong quy trình kiểm định lò hơi đó là tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên trong, bao gồm:

  • Tình trạng cáu cặn, han gỉ, ăn mòn thanh kim loại trong lò
  • Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại của các bộ phận chịu áp lực bên trong
  • Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của lò cho phép thực hiện kiểm tra bằng thử thủy lực với áp suất thử quy định.
  • Nếu nghi ngờ tình trạng kỹ thuật bên trong người kiểm định sẽ tiến hành tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt, tháo gỡ một số ống lửa để kiểm tra

Thử nghiệm áp suất

Chỉ áp dụng khi các bước kiểm tra trên đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm 1 lần.

Kiểm tra vận hành lò hơi 

Bước cuối cùng trong quy trình kiểm định lò hơi là kiểm tra quá trình vận hành của nồi. Đảm bảo rằng nó đang hoạt động ở mức hiệu suất tối ưu, không gặp vấn đề liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường.

Kết quả kiểm định sau đó sẽ được ghi tóm tắt trong lý lịch lò, dán tem kiểm định. Trường hợp nồi hơi không đạt yêu cầu khi kiểm định, nhân viên kiểm định sẽ tiến hành lập biên bản.

>>> Tham khảo thêm: Van cầu nồi hơi được ứng dụng nhiều trong các hệ thồng lò hơi!

Khi nào lò hơi cần kiểm định?

Quy trình kiểm định lò hơi sẽ cần thực hiện trong các trường hợp dưới đây:

Lò hơi cần kiểm định những cột mốc quan trọng
Lò hơi cần kiểm định những cột mốc quan trọng
  • Kiểm tra lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa lò vào sử dụng
  • Kiểm tra định kỳ 2 năm/ lần để đảm bảo an toàn
  • Chế độ kiểm định bất thường khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sản xuất. Khi có thay đổi về vị trí lắp hoặc sau khi thay thế, sửa chữa lò hơi, lò hơi đã ngừng sử dụng trên 12 tháng.

Ngoài ra, lò hơi có thể được kiểm định trong các trường hợp sau:

  • Kiểm định lò hơi trước khi xuất xưởng
  • Kiểm định lò hơi xuất khẩu, nhập khẩu

Quy trình kiểm định lò hơi không chỉ là quy định của pháp luật mà còn đảm bảo an toàn cho người lao động và nâng cao hiệu suất làm việc lò hơi. Vì vậy các doanh nghiệp cần tuân thủ quy định về kiểm định lò hơi. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *