Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng hóa chất xử lý nước lò hơi

5/5 - (1 bình chọn)

Sử dụng hóa chất xử lý nước lò hơi đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn với mục tiêu tăng hiệu suất truyền nhiệt, ngăn ngừa cặn bám, ăn mòn và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Vậy có những loại hóa chất nào, cách dùng ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau với Van Hơi Nóng.

Hóa chất xử lý nước lò hơi là gì? Đặc điểm

Hóa chất xử lý nước lò hơi là hóa chất chuyên dụng, dùng để làm sạch cáu cặn bám dính trên bề mặt lò. Từ đó ngăn ngừa tắc nghẽn, ăn mòn và tăng hiệu suất truyền nhiệt.

Khác với hóa chất tẩy cáu cặn có tính axit và độ ăn mòn cao, hóa chất xử lý nước lò hơi không gây bào mòn kim loại trong các đường ống nên giúp kéo dài tuổi thọ cho lò. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của loại hóa chất này.

Hóa chất chuyên dụng để làm sạch nước cho lò hơi
Hóa chất chuyên dụng để làm sạch nước cho lò hơi
  • Điều chỉnh cân bằng độ pH
  • Ngăn ngừa hiện tượng ăn mòn hóa học hoặc rỉ sét
  • Hòa tan và khuếch tán được bùn cặn
  • Phân hủy được các phân tử oxy chưa tan
  • Có khả năng giảm độ cứng của nước
  • Việc sử dụng khá đơn giản 

Tại sao phải xử lý nước lò hơi bằng hóa chất?

Nước lò hơi ban đầu được xử lý bằng hệ thống làm mềm. Tuy nhiên hệ thống này không thể loại bỏ 100% ion Ca và Mg. Vì vậy nếu không sử dụng hóa chất để làm sạch nước. Theo thời gian, các ion này tích tụ vẫn tạo cặn bám gây hại cho lò. 

Không chỉ thế, hệ thống làm mềm cũng không khử được oxy trong nước, cân bằng pH để chống ăn mòn. Chính vì vậy, việc dùng hóa chất xử lý nước lò hơi vẫn là giải pháp hiệu quả.

>>> Sau khi sử dụng hóa chất để xử lý nước lò hơi nhằm loại bỏ cặn bẩn, chúng ta nên dùng thêm các dòng van xả đáy để bảo đảm đưa hết các cặn bẩn, tạp chất ra bên ngoài mà vẫn không gây thất thoát hơi nóng.

Các loại hóa chất xử lý nước lò hơi hiện nay

Có rất nhiều loại hóa chất xử lý nước cho lò hơi, phổ biến trong đó bao gồm:

Một số hóa chất xử lý nước lò hơi
Một số hóa chất xử lý nước lò hơi
  • Hóa chất chống ăn mòn: Loại hóa chất có khả năng bảo vệ bề mặt kim loại của lò khỏi tác động của chất oxy hóa trong nước.
  • Hóa chất chống cáu cặn: Có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ của khoáng chất, giảm thiểu hiện tượng cặn bám trong lò.
  •  Hóa chất điều chỉnh pH (tạo kiềm): Duy trì độ pH ổn định trong nước lò hơi, ngăn ngừa tình trạng ăn mòn do môi trường nước nhiều axit hoặc kiềm quá mức.
  • Hóa chất khử oxy hóa: Giúp loại bỏ oxy hòa tan trong nước, ngăn ngừa ăn mòn cho các thiết bị lò hơi. Một số hóa chất khử oxy hóa cho nước lò hơi có thể kể đến như: Sulfile, DEHA, Carbohydrazide, Hydrazine
  • Hóa chất phân tán: Ngăn sự tích tụ của các hạt rắn lơ lửng trong nước, để giảm thiểu tình trạng lắng cặn lò hơi. Polyacrylate hiện là hóa chất được sử dụng nhiều để ngăn tích tụ.

Lợi ích của việc dùng hóa chất xử lý nước lò hơi

Xử lý nước lò hơi bằng hóa chất mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể:

Lợi ích về mặt kỹ thuật

  • Ngăn ngừa cặn bám, giúp cho bề mặt kim loại lò hơi luôn sạch
  • Nâng cao hiệu quả truyền nhiệt, giảm tiêu hao năng lượng
  • Bảo vệ bề mặt kim loại lò khỏi sự ăn mòn do nước và các chất phụ gia
  • Kéo dài tuổi thọ cho lò
  • Giảm thiểu tối đa sự cố cháy nổ, tắc nghẽn
  • Tránh sôi bồng, đảm bảo chất lượng hơi nước tốt cho sản xuất.
Hóa chất giúp làm sạch cáu cặn trong lò hơi
Hóa chất giúp làm sạch cáu cặn trong lò hơi

Lợi ích về mặt kinh tế

  • Tiết kiệm phí bảo hành, bảo trì, vệ sinh cho doanh nghiệp. 
  • Tiết tiết kiệm nhiên liệu đốt
  • Duy trì khả năng trao đổi nhiệt cao, mang lại hiệu suất hoạt động tốt, nâng cao năng suất lao động.

Quy trình xử lý nước lò hơi bằng hóa chất

Để đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu vào, việc dùng hóa chất sẽ phải trải qua quy trình dưới đây.

  • Giai đoạn trao đổi ion

Mục đích của giai đoạn này là giúp làm mềm nước. Nó được thực hiện bằng cách đưa muối NaCl 6-8% vào nước, để tạo phản ứng sinh ra CaCl2, MgCl2. Điều này đồng nghĩa với việc ino Na sẽ thay thế Ca và Mg,  loại bỏ chúng ra khỏi nước. Lưu ý, giai đoạn này chỉ áp dụng cho nguồn nước cấp đầu vào.

  • Giai đoạn bình khử khí

Mục đích giai đoạn này là khử đi oxy hòa tan trong nước. Áp dụng ở cả nguồn nước cấp lẫn nước ngưng tụ.

  • Giai đoạn bổ sung hóa chất xử lý nước

Tùy vào tính chất nước cấp mà người ra chọn hóa chất phù hợp như chống cặn, chống ăn mòn, cân bằng pH…. Mục đích của giai đoạn này là hoàn thiện thêm những chỉ số tiêu chuẩn của nước đầu vào. Bao gồm loại bỏ chất gây cáu cặn, khử khí, loại bỏ độ cứng,… Khi quá trình đun sôi xảy ra, nước trong lò hơi không có màu đỏ sẽ không có quá trình ăn mòn.

>>> Qúa trình sử dụng hóa chất để xử lý nước lò hơi cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo không còn tạp chất trong nồi hơi để tránh tình trạng làm nổ lò hơi không mong muốn.

Một số lưu ý khi dùng hóa chất xử lý nước lò hơi

  • Tuân thủ hướng dẫn nhà sản xuất: Bao gồm định lượng, cách đo, cách thêm hóa chất, tần suất sử dụng và các biện pháp an toàn liên quan. Mỗi loại hóa chất sẽ có chức năng riêng vì vậy không được lạm dụng.
  • Đảm bảo an toàn: Hóa chất xử lý nước lò hơi có thể gây ăn mòn, độc hại hoặc kích ứng cho người sử dụng. Vì vậy nhớ đeo găng tay, kính bảo hộ khi làm việc với hóa chất này.
  • Kiểm soát lượng hóa chất: Luôn luôn tuân thủ chỉ định của nhà sản xuất về liều lượng, nồng độ hóa chất. Việc dùng ít quá sẽ không đạt hiệu quả mong muốn. Trong khi dùng nhiều lại gây tắc nghẽn, tạo bọt quá mức.
  • Theo dõi, kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra định kỳ nồng độ hóa chất và có biện pháp điều chỉnh đảm bảo hóa chất luôn ở mức đủ đáp ứng nhu cầu xử lý nước
  • Ghi chép và theo dõi: Mọi thông tin liên quan đến việc sử dụng hóa chất cần được ghi chép, theo dõi thường xuyên để giúp đánh giá hiệu quả và tìm nguyên nhân khi sự cố xảy ra.

Vai trò của van xả đáy trong quá trình xử lý nước lò hơi

Dùng hóa chất xử lý nước lò hơi sẽ giúp loại bỏ cặn bẩn nhưng không thể hết 100%. Vì vậy để đảm bảo hiệu suất của lò, ngăn ngừa sự cố xảy ra các doanh nghiệp thường dùng thêm van xả đáy. Đây là thiết bị chuyên dụng dùng để loại bỏ cặn bẩn tích tụ ở đáy lò hơi sau quá trình xử lý hóa chất. Đảm bảo nước trong lò luôn trong trạng thái sạch sẽ,  không ảnh hưởng đến hiệu quả truyền nhiệt,

Sử dụng van xả đáy đúng cách không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của lò mà còn tiết kiệm chi phí vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ. Đây là giải pháp không thể thiếu đối với các hệ thống lò hơi yêu cầu hiệu suất cao và vận hành ổn định.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua van xả đáy lò hơi thì hãy liên hệ ngay Van Hơi Nóng. Đơn vị phân phối chính hãng, giá rẻ, bảo hành lên đến 12 tháng cùng nhiều chính sách tư vấn, hỗ trợ trong suốt quá trình dùng.

Việc sử dụng hóa chất xử lý nước lò hơi là điều cần thiết để ngăn cặn bám tích tụ ảnh hưởng hiệu suất của lò. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng hóa chất xử lý nước ở đầu vào thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp vẫn cần có các biện pháp tiến hành xử lý lặng cặn ở đáy lò hơi trong quá trình dùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *